Công
bằng mà nói cả hai món này đều đã được qua mặt ban giám khảo Hội thi
món ăn dân tộc toàn quốc ở Vũng Tàu năm 1984 và ở Hà Nội năm 1997.
Năm
1984, xôi chiên phồng là món dự thi phần tự do của ngành ăn uống tỉnh
Cần Thơ. Người ta làm món này đã được thưởng huy chương vàng cho nên
nguồn gốc của nó phải nói là ở miền Tây. Còn món chả giò rế thì mới đúng
là của Sài Gòn. Cả hai lần hội thi đều đực tặng thưởng huy chương vàng
về món ăn thi bắt buộc như vậy là chẳng có nơi nào làm món chả giò ngon
hơn.
Chính
vì như vậy mà cô gái Huế đam mê nghiên cứu am thuc đã chẳng ngại đường
xa lặn lội vào Sài Gòn học cách làm món xôi chiên phồng và chả giò rế.
Co
gái Huế ấy chính là Hoàng Thị Như Huy, thành viên danh dự của Viện Hàn
Lâm ẩm thực Pháp hiện đang trực tiếp đứng nấu ở khách sạn Sài Gòn –
Morin Huế.
Tôi thực may mắn được trò chuyện với Hoàng Huy nhiều lần trong Tuần văn hóa HUế tại Hà Nội tháng tư năm 1999. Cô đã bảo tôi:
-
Đối với người Hà Nội chưa có dịp thăm Huế, hy vọng Tuần văn hóa Huế sẽ
giúp anh tìm hiểu và thưởng thức các mon đặc sản Huế do nghệ nhân Huế
thực hiện như bún bò, cơm hến, bánh lá chả tôm, bánh bèo… anh đã được
nếm thử bao giờ chưa?
Tôi cảm ơn và muốn quay trở lại với câu chuyện học làm xôi chiên phòng của cô ở miền Nam. Hoàng Huy nhiệt tình kể lại:
-
Tiết học món xôi chiên phồng đã đưa tôi đến với một thế giới xa lạ.
Thầy gióa là một thanh niên Nam Bộ. “Giáo cụ” thầy mang theo là một
chiếc chảo gang to bự, một lò nấu củi khuôn xỉ măng vững chắc khá đồ sộ
nhưng bưng đi bưng lại được mấy cái sạn… “Tài liệu” giảng dạy của thầy
là mấy lon gạo nếp, túi đường kính và chai dầu ăn. Chỉ đơn giản vậy
thôi. Từ đôi bàn tay vàng điệu nghệ thầy đã nhanh chóng “biến hóa” nếp
đường thành quả bong tròn trĩnh căng phồng như trái banh trong trận đấu
bong đá, mà thầy là thủ môn đứng cạnh chảo dầu sôi bỏng.
Xôi
chiên phồng quả là một món ăn đòi hỏi kỹ thuật chế biến cao từ khâu
chọn nếp, nấu chin, đánh tơi để nguội. Và nhất là phải đủ sức lực phải
nhanh tay. Khi chiên bánh đôi tay phải lien tục xoay trở đè bánh bằng
sạn trong một chảo dầu to đùng sôi sục nóng bongr. Mắt phải hướng vào
sản phẩm để “day” cho tròn đều cho thật phồng căng. Khi phát hiện vỏ
bánh có lỗ hở xì hơi phải nhanh tay vá ngay lại như vá “vét xỉ” quả bong
để giữ hơi lại.
Nếu
xôi chiên phồng là món ăn mang tính “nghệ thuật biểu diễn” cao thì món
chả giò rế lại là món ăn truyền thống mang tính sang tạo độc đáo của
người làm ra nó.
Món
ăn này có cái hay, ngoài nghệ thuật biểu diễn, dùng năm ngón tay nhúng
sâu xuống chậu bột rồi “ria” nhanh vào chảo nóng, bột khô sẽ để lại một
tấm lưới mỏng như lưới cá lấy ra đặt nhân tùy thích: tôm cua cá thịt…
rồi gấp hai đầu quấn thành từng chiếc chả giò tròn trĩnh nho nhỏ rồi
chiên giòn ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt cùng vài lát ớt tỏi
cay.
Sự
phối hợp của các vật liệu: bột gạo, bột mì tinh, lòng trắng trứng đã
tạo độ giòn cho bánh. Đặc biệt lần vỏ chả giò không phải là những lá
bánh đa nem chua ngoài chợ mà là loại bánh đa lưới tự chế bằng bột, pha
lọc rất tinh vi, chất vị giòn đậm hơn loại bánh đa làm sẵn và được tạo
hình như một chiếc rế, có các khe hởn nên khi chiên, miếng chả giò không
bị ngấm dầu lâu như lối chả giò xưa quấn bằng bánh đa nem mỏng.
Có
thể nói đây là một bước cải tiến kỹ thuật rất đáng trân trọng, có tính
sang tạo trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, mà Nam Bộ là nơi mở đầu và
chỉ những ai có bộ óc thông minh mới nghĩ ra cách làm ấy.
Kết thúc câu chuyện “đi học làm món xôi chiên phồng và món chả giò rế” vừa kể cho tôi nghe, Hoàng Huy lại them:
-
Cũng bởi đam mê nghiên cứu nền văn hóa ẩm thực quê tôi mà tôi đã từ một
cô giáo gầy yếu và mơ mộng trở thành người đầu bếp. Để hiểu sâu sắc bản
sắc văn hóa ăn uống từng vùng đât nước, tôi không thể chỉ đến các nhà
hàng tìm hiểu tài nghệ của người đầu bếp qua món nấu mà tự bản than tôi
phải nhập cuộc, phải trả giá bằng mồ hôi và lắm khi bằng cả nước mắt.
Sau mỗi lần ứa lệ, tôi luôn gạt đi với một long tự tin như lời của danh
nhân M.Pharađây: “Mọi ước mơ đều có thể thành sự thật nếu biết kiên
trì”.
Chính
vì ý tưởng ấy mà lại một lần nữa, Hoàng Huy tìm đến cô Lê Thị Vân tức
má Sáu cây dừa, bếp trưởng khu dịch vụ Bình Phước để học nấu món canh
chua cá lóc, Hoàng Huy đã lắng nghe má Sáu nói rồi quan sát chi tiết.
Ngày thi tôt snghieepj lớp món ăn ba miền, Hoàng Huy đã bốc thăm trúng
món này. Sau 40 phút, cô đã trình Ban giám khảo một tô canh chua cá lóc
còn bốc hơi nóng với các phụ gia còn giữ nguyên sắc màu tươi thắm. Canh
chua cá lóc của Hoàng Thị Như Huy đã được đeo vòng nguyệt quế trong bảng
danh mục các món canh Việt Nam. Thế nhưng cô lại hết lời ca ngợi tất cả
những ai là nghề nêm nấu như cô. Cô bảo người nấu ăn vừa là kỹ thuật
viên giỏi chọn lựa nguyên liệu thực phẩm, sàng lọc phương pháp chế biến
để có những món ăn ngon nhưng họ cũng là những nghệ sĩ tài hoa biết nắm
bắt sắc màu, đường nét, hình khối của thiên nhiên thêu dệt thành bức
tranh đẹp của đất trời trong đĩa thức ăn. Họ còn là những thầy thuốc có
lương tâm biết chọn những gì có dưỡng chất để phục vụ cho sức khỏe con
người. Chính họ là những con người cao quí mà xã hội cần trân trọng.
Tạm
chia tay Hoàng Huy, bữa ấy tôi cũng có them bài học về thẩm mỹ ăn uống
và chẳng biết nói gì hơn là một lời cảm ơn trân trọng mà xã hội luôn đã
dành cho những ai làm nghề bếp núc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét