Trong buổi chiều cuối thu mát mẻ, gửi xe
rồi tản bộ trên một đoạn phố Đinh Liệt, bạn vừa được ăn, vừa được ngắm
nhìn, vừa được nhắc nhớ lại nhiều kỷ niệm thơ ấu. Bên cạnh những món ăn
nhanh ngày thường, những món ăn dân dã, mộc mạc ở đây cũng đã níu chân
được nhiều thực khách. Bạn có thể thưởng thức tất cả những món ăn đó
trong bất cứ một quán ăn, nhà hàng nào ở đây.
Tọa
lạc ngay trung tâm khu phố cổ Hà Nội, phố Đinh Liệt, nằm giữa phố Hàng
Bạc và Cầu Gỗ, là nơi tập trung của nhiều cửa hàng sầm uất từ sáng tới
tối khuya. Bên cạnh những cửa hiệu khăn, áo len quen thuộc là một góc
nhỏ cuối phố quy tụ những sản phẩm ẩm thực dân dã và mộc mạc.
Nếu đã nhàm với những món ăn ngây ngấy, thời thượng thì bạn hãy thử một buổi chiều cuối thu rảnh rỗi, lang thang và dừng chân ghé lại để thưởng thức những món ăn thôn quê. Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và không tốn nhiều tiền mà ngày thường, chỉ khách du lịch mới có.
Nổi danh từ nhiều năm nay trên phố là quán “Quà quê”, nơi quy tụ của nhiều món bánh dân dã như chín tầng mây, cốm xào, chè con ong, bánh giò, bánh gai, bánh chưng… Nguyên liệu chính để làm những món này hầu hết đều là bột gạo và đỗ nhưng mỗi loại bánh lại mang những đặc trưng riêng, cách làm và mùi vị cũng rất riêng. Khách tới quán chủ yếu là dân du lịch, hoặc những người trung tuổi muốn hoài cổ về một thú ăn chơi rất đỗi quen thuộc và giản dị xa xưa.
Nhắc tới bánh chín tầng mây, nhiều bạn sẽ nhớ lại thời thơ ấu với kỷ niệm đứng ngóng mẹ về chợ, để được mua cho những chiếc bánh có màu sắc sặc sỡ, ngòn ngọt, man mát, vừa dẻo vừa dai. Bánh có 4 màu chính là cam, xanh lá, trắng và vàng nhạt, tuy nhiên, tùy từng mẻ bánh mà sắc màu sẽ đậm nhạt khác nhau.
Theo lời cô chủ quán, nguyên liệu chính tạo nên món này là bột sắn hoặc bột năng, nước cốt dừa và đường kính. Mỗi lớp bánh dày chưa tới 1cm, hấp chín rồi để nguội mới cắt, gói trong nilon, vừa vệ sinh, lại tránh cho bánh không dính vào nhau.
Các bạn trẻ cũng sẽ lấy làm thích thú nếu được thưởng thức món bánh cốm xào, một đặc sản, tuy nhiều nơi có nhưng chỉ mùa thu Hà Nội mới khiến nhiều thế hệ thực khách phải xiêu lòng. Nước đường sau khi được đun sôi sẽ cho cốm vào, đảo nhẹ tay cho tới khi chảo cốm sền sệt. Cả cốm và đường hòa quyện vào nhau thì cho chút dầu ăn để tăng phần bóng bẩy và rắc thêm chút dừa non bào sợi lên trên.
Cốm xào hơi keo, dinh dính, ngọt ngào và xanh ngon mắt. Nhấp thêm ngụm trà nóng, thực khách sẽ thực sự cảm nhận được mùa thu đang lan tỏa với hình ảnh “cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”.
Ở phố Đinh Liệt, không thể không nhắc tới món chè con ong thơm nức, nâu óng vốn dĩ quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Nhiều khách lớn tuổi cho biết, khi ra nước ngoài sinh sống và lập nghiệp, được thưởng thức nhiều món ăn cầu kỳ từ nhiều vùng miền trên thế giới nhưng trong tâm trí luôn khắc khoải mùi vị ngọt ngào, thơm thơm, cay nóng vị gừng và hơn cả là hình ảnh những người bà, người mẹ đảm đang tạo ra món ăn tinh tế này.
Chế biến gần giống cốm xào, chè con ong cũng được làm từ mật mía hoặc đường đỏ đun sôi với nước, rồi cho gừng giã nhỏ vào, đảo cho tới khi sền sệt; sau đó, cho xôi vào chảo, xào nhỏ lửa. Đường cạn, hạt xôi dẻo thì cho ra đĩa và rắc chút vừng. Đơn giản là thế nhưng không phải ai cũng làm được một mẻ chè con ong đều màu, dậy mùi thơm của gừng và đậm đà vị ngọt của xôi quyện với mật mía.
Quen thuộc hơn một chút, ngay cạnh quán “Quà quê”, các bạn có thể thưởng thức món ốc Đinh Liệt từ lâu đã được đưa vào bản đồ ẩm thực của các bạn trẻ. Ốc ở đây luôn được chọn lọc rất kỹ lưỡng nên dù chỉ bán duy nhất món ốc hấp lá chanh nhưng quán lúc nào cũng rất tấp nập.
Không đa dạng như các khu hải sản của Hà Nội như Nghĩa Dũng, Kim Liên với đủ kiểu ốc chế biến, ốc hấp lá chanh Đinh Liệt lại thu hút được những người khó tính nhất, bởi lẽ làm được món mộc mạc này thật “chuẩn” đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ. Cùng là ngần ấy gia vị gồm gừng, xả, lá chanh nhưng hiếm có hàng ốc nào lại có một bát nước chấm đủ vị cay mặn ngọt vừa miệng như thế. Tuy nhiên, giá cả ở đây không "dễ chịu" cho lắm, từ 40.000 đến 50.000 đồng/bát.
Ăn xong, bạn có thể đi dạo quanh con phố nhỏ. Dọc hai bên phố Đinh Liệt là chuỗi những cửa hàng bán nhiều sản phẩm mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc như túi, khăn, giày, balo họa tiết thổ cẩm. Với bàn tay tài hoa và mắt thẩm mỹ độc đáo, người dân vùng núi đã tạo ra nhiều sản phẩm đủ màu sắc từ các chất liệu thiên nhiên như thô, đũi, tơ tằm… khiến nhiều du khách nước ngoài đặc biệt thích thú.
Không cần phải lặn lội tới tận làng lụa Vạn Phúc, ở ngay trung tâm Hà Nội, bạn cũng có thể tìm được món quà mang đậm dấu ấn dân tộc tặng cho bạn bè ở khắp nơi với giá cả tương đối dễ chịu.
Nếu đã nhàm với những món ăn ngây ngấy, thời thượng thì bạn hãy thử một buổi chiều cuối thu rảnh rỗi, lang thang và dừng chân ghé lại để thưởng thức những món ăn thôn quê. Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và không tốn nhiều tiền mà ngày thường, chỉ khách du lịch mới có.
Nổi danh từ nhiều năm nay trên phố là quán “Quà quê”, nơi quy tụ của nhiều món bánh dân dã như chín tầng mây, cốm xào, chè con ong, bánh giò, bánh gai, bánh chưng… Nguyên liệu chính để làm những món này hầu hết đều là bột gạo và đỗ nhưng mỗi loại bánh lại mang những đặc trưng riêng, cách làm và mùi vị cũng rất riêng. Khách tới quán chủ yếu là dân du lịch, hoặc những người trung tuổi muốn hoài cổ về một thú ăn chơi rất đỗi quen thuộc và giản dị xa xưa.
Nhắc tới bánh chín tầng mây, nhiều bạn sẽ nhớ lại thời thơ ấu với kỷ niệm đứng ngóng mẹ về chợ, để được mua cho những chiếc bánh có màu sắc sặc sỡ, ngòn ngọt, man mát, vừa dẻo vừa dai. Bánh có 4 màu chính là cam, xanh lá, trắng và vàng nhạt, tuy nhiên, tùy từng mẻ bánh mà sắc màu sẽ đậm nhạt khác nhau.
Theo lời cô chủ quán, nguyên liệu chính tạo nên món này là bột sắn hoặc bột năng, nước cốt dừa và đường kính. Mỗi lớp bánh dày chưa tới 1cm, hấp chín rồi để nguội mới cắt, gói trong nilon, vừa vệ sinh, lại tránh cho bánh không dính vào nhau.
Các bạn trẻ cũng sẽ lấy làm thích thú nếu được thưởng thức món bánh cốm xào, một đặc sản, tuy nhiều nơi có nhưng chỉ mùa thu Hà Nội mới khiến nhiều thế hệ thực khách phải xiêu lòng. Nước đường sau khi được đun sôi sẽ cho cốm vào, đảo nhẹ tay cho tới khi chảo cốm sền sệt. Cả cốm và đường hòa quyện vào nhau thì cho chút dầu ăn để tăng phần bóng bẩy và rắc thêm chút dừa non bào sợi lên trên.
Cốm xào hơi keo, dinh dính, ngọt ngào và xanh ngon mắt. Nhấp thêm ngụm trà nóng, thực khách sẽ thực sự cảm nhận được mùa thu đang lan tỏa với hình ảnh “cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”.
Ở phố Đinh Liệt, không thể không nhắc tới món chè con ong thơm nức, nâu óng vốn dĩ quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Nhiều khách lớn tuổi cho biết, khi ra nước ngoài sinh sống và lập nghiệp, được thưởng thức nhiều món ăn cầu kỳ từ nhiều vùng miền trên thế giới nhưng trong tâm trí luôn khắc khoải mùi vị ngọt ngào, thơm thơm, cay nóng vị gừng và hơn cả là hình ảnh những người bà, người mẹ đảm đang tạo ra món ăn tinh tế này.
Chế biến gần giống cốm xào, chè con ong cũng được làm từ mật mía hoặc đường đỏ đun sôi với nước, rồi cho gừng giã nhỏ vào, đảo cho tới khi sền sệt; sau đó, cho xôi vào chảo, xào nhỏ lửa. Đường cạn, hạt xôi dẻo thì cho ra đĩa và rắc chút vừng. Đơn giản là thế nhưng không phải ai cũng làm được một mẻ chè con ong đều màu, dậy mùi thơm của gừng và đậm đà vị ngọt của xôi quyện với mật mía.
Quen thuộc hơn một chút, ngay cạnh quán “Quà quê”, các bạn có thể thưởng thức món ốc Đinh Liệt từ lâu đã được đưa vào bản đồ ẩm thực của các bạn trẻ. Ốc ở đây luôn được chọn lọc rất kỹ lưỡng nên dù chỉ bán duy nhất món ốc hấp lá chanh nhưng quán lúc nào cũng rất tấp nập.
Không đa dạng như các khu hải sản của Hà Nội như Nghĩa Dũng, Kim Liên với đủ kiểu ốc chế biến, ốc hấp lá chanh Đinh Liệt lại thu hút được những người khó tính nhất, bởi lẽ làm được món mộc mạc này thật “chuẩn” đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ. Cùng là ngần ấy gia vị gồm gừng, xả, lá chanh nhưng hiếm có hàng ốc nào lại có một bát nước chấm đủ vị cay mặn ngọt vừa miệng như thế. Tuy nhiên, giá cả ở đây không "dễ chịu" cho lắm, từ 40.000 đến 50.000 đồng/bát.
Ăn xong, bạn có thể đi dạo quanh con phố nhỏ. Dọc hai bên phố Đinh Liệt là chuỗi những cửa hàng bán nhiều sản phẩm mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc như túi, khăn, giày, balo họa tiết thổ cẩm. Với bàn tay tài hoa và mắt thẩm mỹ độc đáo, người dân vùng núi đã tạo ra nhiều sản phẩm đủ màu sắc từ các chất liệu thiên nhiên như thô, đũi, tơ tằm… khiến nhiều du khách nước ngoài đặc biệt thích thú.
Không cần phải lặn lội tới tận làng lụa Vạn Phúc, ở ngay trung tâm Hà Nội, bạn cũng có thể tìm được món quà mang đậm dấu ấn dân tộc tặng cho bạn bè ở khắp nơi với giá cả tương đối dễ chịu.
(Theo Ngoisao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét